Nhịp sống Lý Sơn

Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré, theo cách lý giải của dân gian là “cù lao có nhiều cây Ré” với hai đảo gọi là đảo lớn và đảo Bé, cách bờ biển Quãng Ngãi 15 hải lý. (du lịch đảo Lý Sơn)

 

>> Du lịch Đảo Lý Sơn hướng tới cộng đồng

>> Xây dựng thương hiệu du lịch Lý Sơn - Du lịch biển gắn với bản sắc văn hóa

 

 

 

Theo nhiều tài liệu, tên gọi đảo Lý Sơn được hình thành từ triều Nguyễn, còn thời nhà Lê gọi nơi đây là Du Trường Sơn. Trước tháng 1-1993, huyện đảo Lý Sơn gồm hai xã Bình Vĩnh và Bình Hải, đến tháng 1-1993 thành lập huyện đảo Lý Sơn thì hai xã này trở về tên gọi cũ là An Vĩnh và An Hải (đều ở đảo Lớn).

Sau đó, đảo Bé thuộc xã An Vĩnh được tách thành xã An Bình. Đến nay, huyện đảo lý Sơn có diện tích 9,9km2, dân số khoảng 24.000 người, được xem là huyện đảo có mật độ dân cư đông nhất cả nước.

Những năm qua, từ khi tỉnh Quãng ngãi mở tour du lịch đến với Lý Sơn, khách du lịch trong và ngoài nước đã bắt đầu tìm đến đảo ngày một đông hơn. Đặc biệt, từ sau sự kiện Trung Quốc đặt dàn khoan 981 trái phép trong vùng biển của Việt Nam, cách không xa đảo Lý Sơn, rất nhiều người đã tìm đến vùng đảo này để tham quan hoặc chia sẻ khó khăn với ngư dân bám biển, với vùng đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

 

 
Xe “tuk tuk” kiểu du lich Ly Son. Đặt chân xuống cầu cảng, du khách dễ dàng bắt gặp những chiếc xe chở khách đặc biệt này. Anh lái xe vồn vã mời du khách lên xe “tuk tuk” để có dịp tham quan đảo, “đảm bảo không hấp dẫn không lấy tiền”.
 
 
 
Trẻ con cũng hướng về biển Đông. Đi trên những con đường vòng quanh đảo Lý Sơn những ngày này, dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô cậu bé mặc những bộ đồ màu đỏ tươi, trên áo in dòng chữ Hướng về biển Đông. Người dân Lý Sơn vẫn đêm ngày bám biển như bao đời nay ông cha đã từng làm.
 
 
Nụ cười Lý Sơn. Cô bé Trương Thị Thùy Dương, cư dân đảo Lý Sơn hiện đang là học sinh trường THPT Quốc văn Sài Gòn. Nghỉ hè, em theo tàu về thăm gia đình, thăm bạn bè. Gặp khách phương xa, em nhiệt tình hướng dẫn, giới thiệu quê nhà.
 
 
Có chồng là bộ đội đóng quân tại trạm rada 550 trên đỉnh núi Thới Lới, nhân ngày nghỉ, cô giáo Huỳnh Thị Thanh đưa con lên đơn vị thăm ba. Ở Lý Sơn, không ít bạn trẻ đã nên duyên vợ chồng khi ở đây có rất nhiều đơn vị quân đội đóng quân.
 
 
 
Dưa “An Tiêm”. Dưa hấu được người dân Lý Sơn trồng trên cát và chỉ tưới nước nên trái nhỏ, ngọt thanh, giá chỉ từ 1000 – 3000 đồng/kg.
 
 
 
Lý Sơn đang vào mùa hành. Nước đã được kéo về tận ruộng với hệ thống tưới tự động chứ không còn cảnh bơm, kéo nước vất vả như ngày xưa.
 
 
Đón cá ngày mới. Sáng sớm, những người buôn cá lại kéo nhau ra bến đợi tàu đi lưới gần bờ mang cá về. Những xịa cá. Mực tươi roi rói được chuyền tay cho bạn hàng, chia nhau mỗi người một ít. Từ đây, họ mang về các chợ trong đảo để bán lại cho người dân trên đảo, phục vụ nhu cầu ăn uống trong ngày.
 
 
“Giếng vua” độc đáo.Giếng chưa bao giờ cạn hoặc nhiễm mặn dù nằm cách biển chỉ khoảng 10 m. Sáng, trưa, chiều nơi đây đều tấp nập người đến lấy nước chở về nhà nấu nướng, sinh hoạt. Uống thử ngụm nước múc từ giếng, cảm nhận vị ngọt, mát lạnh và trong vắt của nước giếng rồi ngẩn ngơ vì trước mặt là biển cả mênh mông!
Nguồn: baomoi.com

Điền đầy đủ các thông tin trên!

Điền đầy đủ các thông tin trên!

Điền đầy đủ các thông tin trên!

Cẩm nang du lịch
667313
Ngày đăng: 21/03/2014
Trước khi đi tàu, không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hay nhiều acid…
Khách sạn - Nhà nghỉ
5 Nhà Nghỉ Quỳnh Anh - Lý Sơn

200.000 đNgày/đêm

Website đã đăng ký là sàn giao dịch

TMĐT với BỘ CÔNG THƯƠNG